Kê chân cao khi nằm là phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao trong việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy, những loại gối chống giãn tĩnh mạch được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người bệnh, giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh tiến triển.
Vậy gối chống giãn tĩnh mạch có tốt không? Có những loại gối nào? Cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây, Chọn Loại Tốt sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc trên.
Gối chống giãn tĩnh mạch là gì?
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu bệnh giãn tĩnh mạch là gì?
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý phổ biến hiện nay và thường xảy ra ở chi dưới cụ thể là chân và bàn chân. Giãn tĩnh mạch xảy ra khi các van trong lòng tĩnh mạch bị hư hỏng, làm giảm khả năng lưu thông máu, dẫn đến máu từ chân không lưu hồi ngược lại về tim theo chiều thông thường.
Điều đó đồng nghĩa với việc máu bị ứ đọng trong hệ thống tĩnh mạch chân và làm tăng áp lực lên thành tĩnh mạch, khiến chúng giãn rộng ra và hình thành lên các đường gân xanh chạy dọc theo da đùi.
Vậy gối chống giãn tĩnh mạch là gì?
Gối chống giãn tĩnh mạch chính là giải pháp giúp bạn khắc phục tình trạng trên. Nó được thiết kế với mục đích kéo chiều chuyển động của máu về với trạng thái thông thường. Từ đó hỗ trợ và cải thiện những triệu chứng của chứng suy giãn tĩnh mạch như nặng chân, đau mỏi, sưng phù, căng tức,…
Gối chống giãn tĩnh mạch có những loại nào?
Gối hình bán nguyệt
Gối bán nguyệt được làm từ chất liệu cao su nguyên khối, có các hạt cao su non ở mặt đáy, chống trơn trượt trong quá trình sử dụng. Gối có thể dùng được kê chân khi ngồi hoặc nằm.
Thiết kế trụ vòm nâng đỡ phần chân, giảm nhức mỏi, giúp những người thường xuyên phải đứng ngồi lâu một chỗ hoặc phụ nữ mang thai chống lại giãn chứng suy giãn tĩnh mạch, tạo cảm giác thoải mái khi ngủ hoặc làm việc.
Tuy nhiên, có một nhược điểm là gối bán nguyệt chỉ có tác dụng nâng cao phần đùi và cổ chân chứ không nâng cao phần bắp và bàn chân. Ở vị trí này, bàn chân nằm thấp hơn so với tim nên sẽ không tạo ra trọng lực để lưu hồi máu ngược về tim.
Điều này sẽ không mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị chứng giãn tĩnh mạch. Vì vậy, nếu chỉ đau mỏi chân bình thường thì bạn nên sử dụng. Ngoài ra, bạn nên tham khảo 3 sản phẩm bên dưới để mang lại hiệu quả tốt nhất khi điều trị nhé.·
Gối tam giác
Gối có thiết kế như một khối tam giác với mặt đặt chân được làm vát phẳng giúp đưa máu liên tục về tim với áp lực vừa phải và đồng đều.
Thiết kế lý tưởng này giúp nó có thể đồng thời sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: kê đầu cho người trào ngược dạ dày hay đơn giản là nằm xem tivi, tựa lưng nghỉ ngơi, thư giãn.
Gối có độ cứng vừa phải nhờ được làm từ chất liệu 70% mút PU foam cao cấp và 30% cao su non nguyên khối, giúp người dùng nằm lâu không bị lún cũng như gây đau hay tê mỏi chân.
Gối hình thang
Gối có dạng hình thang vuông với mặt đặt chân có độ vát phẳng vừa phải, có góc nghỉ ở giữa giúp giảm áp lực lên khớp gối. Thiết kế này giúp người nằm giảm căng tức cơ ở cả ba vị trí: bắp chân, đầu gối và thắt lưng đồng thời giảm áp lực lên vùng cột sống và thắt lưng.
Gối tam giác – hình thang lượn sóng
Đúng với tên gọi, mặt đặt chân của gối được thiết kế lượn sóng với những đường cong mềm mại giúp gối ôm trọn khuỷu chân và bắp chân, tạo cảm giác thoải mái cho người nằm mà không gây cảm giác tê mỏi, nóng rát hay căng cơ.
Thiết kế này giúp người dùng có được tư thế nằm chuẩn nhất, tạo điều kiện để máu lưu hồi về tim dễ dàng hơn. Đây cũng là tư thế nằm zero gravity (chế độ không trọng lực) tốt nhất cho cơ thể được nghiên cứu bởi NASA.
Nguyên lý hoạt động của gối chống giãn tĩnh mạch
Theo các chuyên gia, nâng cao chân được chứng minh là phương pháp có hiệu quả trong việc hỗ trợ và cải thiện chứng suy giãn tĩnh mạch. Trang thông tin sức khỏe đại học Y Harvard đăng tải: “Nếu bạn đã bị giãn tĩnh mạch, bạn có thể phòng ngừa các triệu chứng phát triển bằng cách nằm hoặc ngồi xuống, với chân được nâng cao hơn so với ngực.”
Vì vậy, gối kê chân giãn tĩnh mạch chính là công cụ được tạo ra hiện thực hóa cách làm đó.
Tất cả những loại gối kê chân trên đều có chung chức năng là kê cao chân người nằm, mục đích là tận dụng trọng lực để điều hướng máu từ chân về tim dễ dàng hơn. Từ đó giảm áp lực lên thành tĩnh mạch và tăng quá trình lưu thông máu. Nhờ vậy giúp giảm nhanh các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch.
Xem thêm: Top 5 gối kê chân chống giãn tĩnh mạch tốt nhất 2023
Lợi ích của gối chống giãn tĩnh mạch
Cải thiện quá trình lưu thông máu
Chứng suy giãn tĩnh mạch làm tăng áp lực máu trong thành tĩnh mạch, máu trong lòng tĩnh mạch bị ứ đọng, gây tắc nghẽn và hình thành nên cục máu đông. Tất cả đều góp phần gây nên cảm giác mệt mỏi, đau nhức, sưng tây đôi chân.
Sử dụng gối chống giãn tĩnh mạch cho phép bạn chống lại tình trạng này. Nhờ chức năng có thể kê cao chân, chiếc gối này cho phép bạn tận dụng trọng lực để giảm áp lực trong tĩnh mạch, điều hướng máu về lại tim, từ đó cải thiện quá trình lưu thông máu.
Giúp giảm sưng tấy
Đối với phụ nữ mang thai, người có tính chất công việc thường xuyên phải đứng hoặc ngồi lâu thì chân là bộ phận chịu áp lực lớn nhất. Trọng lực từ trên xuống khiến áp lực trong thành tĩnh mạch cũng gia tăng, khiến chất lỏng thoát ra khỏi các mao mạch hoặc mạch máu nhỏ (hay còn gọi là hiện tượng ứ nước). Điều này dẫn đến sưng hoặc phù chân, khiến bàn chân và bắp chân to hơn bình thường một chút.
Kê cao chân sẽ giúp giảm áp lực lên chân, tĩnh mạch từ đó cải thiện những triệu chứng sưng, phù chân mang lại.
Giảm đau lưng và đau chân
Hầu hết, những người bị mắc chứng suy giãn tĩnh mạch đều có nguy cơ tiềm ẩn đau mỏi lưng, thoát vị đĩa đệm. Ngoài tác dụng giữ cho chân được kê cao, gối chống giãn tĩnh mạch còn giữ cho đầu gối cong và tạo tư thế nằm thoải mái nhất, giúp cột sống phần thắt lưng gần với độ cong tự nhiên, ít chịu áp lực nhất
Nhờ đó, việc dùng một chiếc gối kê cao chân sẽ giúp bạn giảm đau lưng và cảm thấy dễ chịu hơn.
Giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ
Bên cạnh khả năng giảm đau, gối chống giãn tĩnh mạch còn có tác dụng trong việc giảm stress và cải thiện giấc ngủ. Hàng ngày, bạn chỉ cần dành ra ba đến bốn lần, mỗi lần 15 phút cho việc sử dụng gối kê chân, bạn sẽ nhận thấy những hiệu quả tức thì.
Lưu thông máu tốt hơn và giảm áp lực xuống chi dưới giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày dài làm việc, đồng thời cho bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Đẩy nhanh phục hồi sau phẫu thuật
Thường sau những ca phẫu thuật dây chằng, thay khớp háng, khớp gối, người bệnh đều phải trải qua quá trình phục hồi chức năng. Sử dụng gối chống giãn tĩnh mạch sau phẫu thuật có thể làm giảm đau, cải thiện sự vận động và rút ngắn thời gian phục hồi sức khoẻ.
Ngoài ra, có một vài loại gối kê chân cao được thiết kế riêng cho phẫu thuật chân. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Có những phương pháp nào thay thế gối chống giãn tĩnh mạch
Gối kê chân chỉ là một trong các phương pháp điều trị chứng giãn tĩnh mạch hiện nay. Tùy từng giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể hoặc kết hợp với các biện pháp điều trị dưới đây.
- Dùng băng ép và vớ y khoa: băng và vớ có tác dụng ép vào các bắp cơ, tạo một áp lực lớn ở phía dưới và khiến các van tĩnh mạch đóng lại, do đó giúp máu lưu hồi về tim thuận lợi hơn. Hai công cụ này giúp làm chậm sự phát triển của bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát và hỗ trợ các biện pháp điều trị ngoại khoa.
- Dùng thuốc: dùng thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch theo kê đơn của bác sĩ.
- Chích xơ: bác sĩ sẽ tiêm một loại dung dịch vào tĩnh mạch của bạn. Dung dịch này làm cho các thành tĩnh mạch dính lại với nhau, khiến máu không vào được tĩnh mạch bị giãn. Kết quả là tĩnh mạch đó biến thành mô sẹo và biến mất.
- Trị liệu bằng laser: người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ và đưa một ống thông (dài và mỏng) vào tĩnh mạch hiển. Khi rút ống thông ra khỏi tĩnh mạch, năng lượng nhiệt sẽ được giải phóng và loại bỏ tĩnh mạch bị hư hỏng. Từ đó, máu chỉ chảy qua những tĩnh mạch khỏe mạnh khác.
- Phẫu thuật tĩnh mạch: bác sĩ phẫu thuật sẽ buộc (thắt) tĩnh mạch bị ảnh hưởng để ngăn máu tụ lại, sau đó loại bỏ (cắt) tĩnh mạch để ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch xuất hiện trở lại.
Lưu ý
Gối kê chân hay bất kỳ biện pháp điều trị nào kể trên chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh, thường không thể điều trị triệt để và nguy cơ tái phát trong tương lai vẫn cao. Theo thống kê, có đến một nửa số người phẫu thuật cắt bỏ sẽ bị giãn tĩnh mạch trở lại trong vòng 5 năm.
Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ một lối sống lành mạnh, khoa học và áp dụng thêm các biện pháp điều trị chứng giãn tĩnh mạch tại nhà thông qua các bài tập, mang vớ y khoa hoặc sử dụng gối kê chân chống giãn tĩnh mạch.
Xem thêm: 18 lời khuyên dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch
Nên chọn gối chống giãn tĩnh mạch hay vớ y khoa?
Bên cạnh các phương pháp phẫu thuật thì việc sử dụng vớ y khoa hay gối kê chân đều là những phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc được đánh giá cao và sử dụng khá phổ biến.
Về bản chất, 2 công cụ này đều có tác dụng làm giảm sự co giãn của thành tĩnh mạch và cải thiện quá trình lưu thông máu về tim. Dưới đây là bảng so sánh phân tích ưu nhược điểm của từng loại:
Đánh giá | Vớ y khoa | Gối kê chân |
---|---|---|
Ưu điểm | Thuận tiện đeo trong lúc làm việc, đi lại | – Chỉ cần sử dụng mỗi ngày 3-4 lần, mỗi lần 15 phút – Giúp máu lưu thông về tim tốt hơn – Không bị bí nóng, khó chịu như vớ, tất – Thoải mái khi nằm kê chân – Có tác dụng trong việc giảm đau lưng – Có thể dùng để làm gối chống trào ngược, kê đầu thư giãn xem tivi, đọc sách |
Nhược điểm | – Luôn phải mang mọi lúc kể cả lúc đi ngủ – Khó chịu khi đeo, đôi lúc có thể bị ngứa hay khó chịu – Bí bách, cộm rát nhất là vào thời tiết mùa hè – Có thể bị dị ứng daKhó khăn trong việc chọn size – Tuỳ vào giai đoạn của bệnh, không phải ai cũng sử dụng được | Hơi cồng kềnh khi di chuyển, chỉ có thể sử dụng ở nhà |
Lưu ý: với những người thường xuyên di chuyển, làm việc, ít thời gian nghỉ ngơi thì có thể kết hợp sử dụng vớ y khoa và gối kê chân để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Lời kết
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cho câu hỏi “Gối chống giãn tĩnh mạch có tốt không”. Bên cạnh việc sử dụng gối kê chân, bạn nên kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Ngoài ra, hãy luôn duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên rèn luyện thể chất để có một cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai.
Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại cho mình biết ở phần bình luận bên dưới nhé.